Ngày đăng tin: 15-07-2021
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2009/QH12 |
LUẬT
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quyền vànghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khámbệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơsở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữabệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sótchuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khámbệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữdưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh là việchỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉđịnh làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ địnhphương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
2. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đãđược công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc,phục hồi chức năng cho người bệnh.
3. Người bệnh làngười sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Chứng chỉ hành nghềkhám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chongười có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chunglà chứng chỉ hành nghề).
5. Giấy phép hoạt độngkhám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chocơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này(sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động).
6. Người hành nghề khámbệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khámbệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề).
7. Cơ sở khám bệnh, chữabệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cungcấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
8. Lương y là ngườicó hiểu biết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm khám bệnh, chữabệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặc không dùng thuốcđược Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y trung ươnghoặc Hội đông y cấp tỉnh.
9. Người có bài thuốc giatruyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người sở hữu bài thuốchoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòng tộc, gia đìnhtruyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất địnhđược Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh.
10. Cập nhật kiến thức ykhoa liên tục là việc người hành nghề tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡngngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa thuộc lĩnh vực hành nghề theo chươngtrình do Bộ Y tế phê duyệt hoặc công nhận và được cấp giấy chứng nhận theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Y tế.
11. Người bệnh không cóngười nhận là người bệnh đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị bệnh tâm thầnhoặc bị bỏ rơi, bao gồm cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnhmà không có giấy tờ tùy thân, không xác định được địa chỉ cư trú.
12. Hội chuẩn là hìnhthức thảo luận giữa những người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh đểchẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
13. Tai biến trong khámbệnh, chữa bệnh là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của ngườibệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc rủi ro xảyra ngoài ý muốn trong khám bệnh, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuân thủcác quy định chuyên môn kỹ thuật.
Điều 3. Nguyên tắc tronghành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Bình đẳng, công bằng vàkhông kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Tôn trọng quyền của ngườibệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồsơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 vàkhoản 4 Điều 59 của Luật này.
3. Kịp thời và tuân thủ đúngquy định chuyên môn kỹ thuật
4. Ưu tiên khám bệnh, chữabệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng,người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
5. Bảo đảm đạo đức nghềnghiệp của người hành nghề.
6. Tôn trọng, hợp tác và bảovệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Điều 4. Chính sách củaNhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Ưu tiên bố trí ngân sáchnhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dànhngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻem, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điềukiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn.
2. Tăng cường phát triểnnguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinhtế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khámbệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế -xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùngcó điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa cáchoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triểndịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khuyến khích việc nghiêncứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh.
5. Kết hợp y học hiện đạivới y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5. Trách nhiệm quảnlý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Chính phủ thống nhất quảnlý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có cácnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng và ban hành theothẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật, quy chuẩn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quyhoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ đạo hướng dẫn, tuyêntruyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh,chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữabệnh;
c) Quản lý thống nhất việccấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động;
d) Xây dựng và quản lý cơ sởdữ liệu quốc gia về người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
e) Tổ chức đào tạo, đào tạoliên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; hướng dẫn việc luân phiên ngườihành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong khám bệnh, chữabệnh;
g) Thực hiện hợp tác quốc tếvề khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉ hành nghề giữa các nước; hướng dẫnkhám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; hợp tác chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật vàphương pháp chữa bệnh mới.
3. Bộ Quốc phòng trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện và hướng dẫn việc khám bệnh,chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy địnhcủa Luật này và phù hợp với điều kiện thực tế của quân đội.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tếthực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnhtrong phạm vi địa phương.
Điều 6. Các hành vi bịcấm
1. Từ chối hoặc cố ý chậmcấp cứu người bệnh
2. Khám bệnh, chữa bệnhkhông có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề,cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đangtrong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữabệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyênmôn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấpcứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, chomượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốccho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y vàngười có bài thuốc gia truyền.
6. Áp dụng phương phápchuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưuhành trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Quảng cáo không đúng vớikhả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghitrong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổtruyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữabệnh, thuốc chữa bệnh.
8. Sử dụng hình thức mê tíntrong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Người hành nghề sử dụngrượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữabệnh.
10. Vi phạm quyền của ngườibệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữabệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạmdụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa,sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.
11. Gây tổn hại đến sứckhỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.
12. Ngăn cản người bệnhthuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thựchiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
13. Cán bộ, công chức, viênchức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnhviện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theoLuật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cóphần vốn của Nhà nước.
14. Đưa, nhận, môi giới hốilộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
CHƯƠNG II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH
Mục 1
QUYỀN CỦA NGƯỜI BỆNH
Điều 7. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượngphù hợp với điều kiện thực tế
1. Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trịvà dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
2. Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theocác quy định chuyên môn kỹ thuật.
Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghitrong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khingười bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chấtlượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trongnhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được phápluật quy định.
Điều 9. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏetrong khám bệnh, chữa bệnh
1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữabệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
2. Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.
3. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
Điều 10. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữabệnh
1. Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạngbệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điềutrị.
2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh,chữa bệnh.
3. Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụcủa mình trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnhán và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằngvăn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giảithích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh.
Điều 12. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặcphương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản vềviệc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luậtnày.
2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trịnhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khámbệnh, chữa bệnh trái với quy định của người hành nghề, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
Điều 13. Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vidân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặcngười chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có nănglực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niêntừ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnhquyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh,nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơsở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
Mục 2
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH
Điều 14. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề
Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sứckhỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.
Điều 15. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khámbệnh, chữa bệnh
1. Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe củamình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừtrường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.
3. Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 16. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừtrường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnhtham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
CHƯƠNG III
NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mục 1
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 17. Người xin cấpchứng chỉ hành nghề
1. Bác sỹ, y sỹ
2. Điều dưỡng viên
3. Hộ sinh viên.
4. Kỹ thuật viên
5. Lương y
6. Người có bài thuốc giatruyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền
Điều 18. Điều kiện để cấpchứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các vănbằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữabệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liênquan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lươngy;
c) Giấy chứng nhận là ngườicó bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quátrình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặccó phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sứckhỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợpđang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyênmôn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự củatòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáodục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trởlên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lựchành vi dân sự.
Điều 19. Điều kiện để cấpchứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài
1. Có đủ điều kiện quy địnhtại Điều 18 của Luật này.
2. Đáp ứng yêu cầu về sửdụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Có lý lịch tư pháp đượccơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
4. Có giấy phép lao động docơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luậtvề lao động.
Điều 20. Điều kiện cấplại chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề
1. Có đủ điều kiện quy địnhtại Điều 18 của Luật này đối với người Việt Nam hoặc Điều 19 của Luật này đốivới người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ điều kiện về vănbản xác nhận quá trình thực hành.
2. Có giấy chứng nhận đã cậpnhật kiến thức y khoa liên tục
Điều 21. Khám bệnh, chữabệnh nhân đạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, hợp tácđào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Cá nhân, tổ chức trong vàngoài nước có quyền đề nghị được tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặcchuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo vềy có thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyđịnh chi tiết về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị và thẩm quyền cho phép khámbệnh, chữa bệnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 22. Thừa nhận chứngchỉ hành nghề
Việc thừa nhận chứng chỉhành nghề khám bệnh, chữa bệnh giữa các nước được thực hiện theo quy định củathỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên.
Điều 23. Sử dụng ngôn ngữtrong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài
1. Người nước ngoài, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Namphải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạothì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
2. Việc chỉ định điều trị,kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biếttiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằngngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịchsang tiếng Việt.
3. Người nước ngoài, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Namđược xác định là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủ trìnhđộ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở đào tạo chuyên ngành ydo Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy địnhchi tiết về tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độphiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người phiên dịch phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung phiên dịchtrong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 24. Xác nhận quátrình thực hành
1. Người có văn bằng chuyênmôn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấpchứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữabệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tạibệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đốivới bác sỹ ;
b) 12 tháng thực hành tạibệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tạibệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
d) 09 tháng thực hành tại cơsở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
2. Người đứng đầu cơ sở khámbệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành chongười đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lựcchuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
Điều 25. Chứng chỉ hànhnghề
1. Chứng chỉ hành nghề đượccấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 của Luật này.
2. Chứng chỉ hành nghề đượccấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
3. Nội dung của chứng chỉhành nghề bao gồm:
a) Họ và tên, ngày tháng nămsinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn;
b) Hình thức hành nghề;
c) Phạm vi hoạt động chuyên môn.
4. Trường hợp chứng chỉ hànhnghề bị mất hoặc bị hư hỏng, người hành nghề được cấp lại chứng chỉ hành nghề.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế banhành mẫu chứng chỉ hành nghề.
6. Chính phủ quy định lộtrình cấp chứng chỉ hành nghề để bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cảđối tượng đang tham gia khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcủa Nhà nước vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có chứng chỉ hành nghề.
Mục 2
THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC
CẤP, CẤP LẠI VÀ THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
Điều 26. Thẩm quyền cấp,cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp,cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp sau đây:
a) Người làm việc tại cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
b) Người làm việc tại cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều này;
c) Người nước ngoài đến hànhnghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấplại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh,chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòngquy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làmviệc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 27. Hồ sơ cấp, cấplại chứng chỉ hành nghề
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉhành nghề;
b) Bản sao văn bằng hoặcgiấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
c) Văn bản xác nhận quá trìnhthực hành;
d) Giấy chứng nhận đủ sứckhỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp;
e) Sơ yếu lý lịch có xácnhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơicư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
2. Hồ sơ đề nghị cấp chứngchỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉhành nghề;
b) Bảo sao văn bằng chuyênmôn;
c) Văn bản xác nhận quátrình thực hành;
d) Văn bản xác nhận biếttiếng Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch theo quy định tại khoản 3Điều 23 của Luật này;
đ) Giấy chứng nhận đủ sứckhoẻ để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
e) Phiếu lý lịch tư pháp;
g) Giấy phép lao động do cơquan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
3. Người bị mất hoặc bị hưhỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tạiđiểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 của Luật này thì chỉ phải làm đơn đề nghị cấplại chứng chỉ hành nghề.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lạichứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị thu hồi quy định tại các điểm c, d, đ,e và g khoản 1 Điều 29 của Luật này bao gồm:
a) Các giấy tờ theo quy địnhtại khoản 1 Điều này đối với người Việt Nam hoặc khoản 2 Điều này đối với ngườinước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ văn bản xác nhận quá trìnhthực hành;
b) Giấy chứng nhận đã cậpnhật kiến thức y khoa liên tục.
Điều 28. Thủ tục cấp, cấplại chứng chỉ hành nghề
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấplại chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 27 của Luật này được nộp cho Bộ Y tếhoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế.
2. Trong thời hạn 60 ngày,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặcGiám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối vớingười được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấpthì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứngchỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
3. Trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặcGiám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉhành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế thànhlập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội - nghề nghiệpvề y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chứcxã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tưvấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề;đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; xây dựng các tiêu chuẩn côngnhận nội dung, hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục và điều kiện đốivới các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy định nội dung,hình thức và tổ chức kiểm tra để xác nhận bằng văn bản người biết tiếng Việtthành thạo và người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
Giám đốc Sở Y tế thành lậpHội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y,hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hộivề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn choGiám đốc Sở Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉhoạt động chuyên môn của người hành nghề.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòngquy định thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơsở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 29. Thu hồi chứngchỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề bịthu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề đượccấp không đúng thẩm quyền;
b) Chứng chỉ hành nghề cónội dung trái pháp luật;
c) Người hành nghề khônghành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;
d) Người hành nghề được xácđịnh có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tínhmạng người bệnh;
đ) Người hành nghề không cậpnhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
e) Người hành nghề không đủsức khỏe để hành nghề;
g) Người hành nghề thuộc mộttrong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.
2. Khi phát hiện một trongcác trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởngBộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghềtheo quy định tại Điều 26 của Luật này
3. Trong trường hợp pháthiện người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật mà không thuộc quy định tạiđiểm d khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ sai sót, Bộ trưởng Bộ Ytế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế đình chỉ một phần hoặctoàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quyđịnh thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề; thủ tục, thời gian đình chỉ một phầnhoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòngquy định thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề; thủ tục, thời gian đình chỉ mộtphần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh,chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 30. Lệ phí cấp, cấplại chứng chỉ hành nghề
1. Người đề nghị cấp, cấplại chứng chỉ hành nghề phải nộp lệ phí.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chínhquy định mức thu lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Mục 3
QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 31. Quyền được hành nghề
1. Được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trongchứng chỉ hành nghề.
2. Được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điềutrị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.
3. Được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơsở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Được tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Điều 32. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh,chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt độngchuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệungười bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợpnày, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chămsóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh,chữa bệnh khác.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đótrái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 33. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
1. Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phùhợp với trình độ chuyên môn hành nghề.
2. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thứcpháp luật về y tế.
Điều 34. Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối vớingười bệnh
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiệnđúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh
Điều 35. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề
1. Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòngngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.
2. Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.
3. Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề đượcphép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.
Mục 4
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 35. Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừtrường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã vớingười bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản1 Điều 11 của Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sựphân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữabệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
1. Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng caotrình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà ngườibệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8của Luật này.
6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừadối người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này.
7. Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữabệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.
Điều 38. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
1. Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
Điều 39. Nghĩa vụ đối với xã hội
1. Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp củangười hành nghề khác.
3. Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp theoquy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này.
4. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khicó thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
Điều 40. Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp
Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Y tế.
CHƯƠNG IV
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mục 1
HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦACƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 41. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Cơ sở giám định y khoa;
c) Phòng khám đa khoa;
d) Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Nhà hộ sinh;
g) Cơ sở chẩn đoán;
h) Cơ sở dịch vụ y tế;
i) Trạm y tế cấp xã và tương đương;
k) Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và các hình thức tổchức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội.
Điều 42. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữabệnh
1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối vớicơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khámbệnh, chữa bệnh khác.
2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phònghoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơsở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủcác điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khámbệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữabệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
2. Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ giađình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơsở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hànhnghề.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điềukiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổchức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.
Điều 44. Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh
1. Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcó đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động;
b) Phạm vi hoạt động chuyên môn;
c) Thời gian làm việc hằng ngày.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt độngchuyên môn phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động; trường hợpthay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địađiểm phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
4. Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thuhồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật này, cơ sở khám bệnh,chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu giấy phép hoạt động.
6. Chính phủ quy định lộ trình cấp giấy phép hoạt động để bảo đảm đếnngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước đanghoạt động vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có giấy phép hoạt động.
Mục 2
THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI,
ĐIỀU CHỈNH VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 45. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thuhồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạtđộng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặcthuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này vàthông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời giankhông quá 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạtđộng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 1 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kểtừ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thuhồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyềnquản lý.
Điều 46. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc điều chỉnhgiấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tưđối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹthuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứngchỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện;bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh khác;
d) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chứcvà hồ sơ nhân sự;
đ) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quyđịnh tại Điều 43 của Luật này;
e) Đối với bệnh viện, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b,c, d và đ khoản này còn phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạtđộng ban đầu.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động;
b) Bản gốc giấy phép bị hư hỏng (nếu có).
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động;
b) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế và hồ sơ nhân sự tương ứngvới quy mô hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn dự kiến điều chỉnh.
Điều 47. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phéphoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động quy địnhtại Điều 46 của Luật này được nộp cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tếhoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấyphép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải trảlời bằng văn bản và nêu lý do.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tếhoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp lại giấy phép hoạt động;nếu không cấp lại giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõlý do.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc tổ chức thẩm định, thành phần thẩmđịnh, thủ tục thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức thẩm định, thành phầnthẩm định, thủ tục thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động cho các cơsở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 48. Thu hồi và đình chỉ giấy phép hoạt động đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm các điều kiện quy định tạiĐiều 43 của Luật này;
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khámbệnh, chữa bệnh không hoạt động.
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạt động.
2. Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điềunày, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế raquyết định thu hồi giấy phép hoạt động theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
3. Trong trường hợp phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai sótchuyên môn hoặc không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 củaLuật này thì tùy theo tính chất, mức độ sai sót, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộtrưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạtđộng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động; thủtục, thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thủ tục thu hồi giấy phép hoạtđộng; thủ tục, thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môncủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 49. Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phéphoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấyphép hoạt động phải nộp lệ phí.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí cấp, cấp lại, điềuchỉnh giấy phép hoạt động.
Mục 3
CHỨNG NHẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 50. Chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khámbệnh, chữa bệnh
1. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làyêu cầu về đặc tính kỹ thuật và quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giáchất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do tổ chức trong nước hoặc nước ngoàiban hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận.
2. Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạtđộng áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng quy định tại khoản 1 Điều này đểnâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phảido tổ chức có đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thực hiện trên cơsở đánh giá chất lượng thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh so với tiêu chuẩnquản lý chất lượng.
Điều 51. Các tổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơsở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làtổ chức độc lập với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan, tổ chức, cá nhânthành lập.
2. Khi thực hiện việc chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh, tổ chức chứng nhận chất lượng phải bảo đảm nguyên tắc độc lập, kháchquan, trung thực, công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật vềkết quả chứng nhận của mình.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, tổ chức và hoạt động củatổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Mục 4
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 52. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnhtheo quy định của Luật này; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Y tế được khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe để laođộng, học tập, làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sứckhỏe của mình.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quátrình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái phạmvi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng phải giớithiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trongtrường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấpcứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh đượcchuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
3. Được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnhtheo quy định của pháp luật.
4. Được hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạtđộng khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thờicho người bệnh.
2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụvà thu theo đúng giá đã niêm yết.
4. Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trongtrường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộtrưởng Bộ Y tế.
5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ củangười bệnh, người hành nghề được quy định tại Luật này.
6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghềthực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép.
7. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
8. Trường hợp dừng hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữabệnh có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữabệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.
CHƯƠNG V
CÁC QUY ĐỊNH CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT
TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 54. Cấp cứu
1. Các hình thức cấp cứu bao gồm:
a) Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Khi việc cấp cứu vượt quá khả năng chuyên môn thìtùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặcmột số hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 56 của Luậtnày;
b) Mời cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến hỗ trợ cấpcứu;
c) Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữabệnh phù hợp.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tráchnhiệm ưu tiên mọi điều kiện về nhân lực và phương tiện tốt nhất cho việc cấpcứu người bệnh.
Điều 55. Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trịvà kê đơn thuốc
1. Việc chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trịvà kê đơn thuốc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâmsàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và dịch tễ;
b) Kịp thời, khách quan, thận trọng và khoa học.
2. Người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữabệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương phápđiều trị, kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về việc khámbệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc của mình;
b) Quyết định điều trị nội trú hoặc ngoại trú; trườnghợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không cógiường điều trị nội trú thì phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh,chữa bệnh phù hợp.
Điều 56. Hội chẩn
1. Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khảnăng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnhhoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi.
2. Các hình thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn khoa;
b) Hội chẩn liên khoa;
c) Hội chẩn liên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Hội chẩn qua tham khảo ý kiến chuyên gia;
đ) Hội chẩn từ xa bằng công nghệ thông tin;
e) Hội chẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 57. Điều trị ngoại trú
1. Điều trị ngoại trú được thực hiện trong trường hợpsau đây:
a) Người bệnh không cần điều trị nội trú;
b) Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn địnhnhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữabệnh.
2. Sau khi quyết định người bệnh phải điều trị ngoạitrú, người hành nghề có trách nhiệm sau đây:
a) Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định tại Điều59 của Luật này;
b) Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đóghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơnthuốc và thời gian khám lại.
Điều 58. Điều trị nội trú
1. Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đếnviệc vào, chuyển hoặc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyển khoa phải bảođảm kịp thời và không gây phiền hà cho người bệnh.
2. Điều trị nội trú được thực hiện trong trường hợpsau đây:
a) Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghềthuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có giấy chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cơsở khám bệnh, chữa bệnh khác.
3. Thủ tục điều trị nội trú được quy định như sau:
a) Nhận người bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp người bệnh mắc nhiều bệnh, người đứng đầucơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xem xét, quyết định khoa sẽ tiến hànhđiều trị;
b) Hướng dẫn người bệnh đến khoa nơi người bệnh sẽđiều trị nội trú.
4. Việc chuyển khoa được thực hiện trong trường hợpphát hiện người mắc bệnh mà bệnh đó không thuộc phạm vi chuyên môn của khoađang tiến hành điều trị hoặc bệnh liên quan chủ yếu đến chuyên khoa khác.
5. Các trường hợp sau đây phải chuyển cơ sở khám bệnh,chữa bệnh:
a) Bệnh vượt quá khả năng điều trị và điều kiện vậtchất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹthuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Theo yêu cầu của người bệnh.
6. Thủ tục chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữabệnh được quy định như sau:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quátrình điều trị của người bệnh;
b) Nếu chuyển khoa thì chuyển toàn bộ hồ sơ bệnh áncủa người bệnh đến khoa mới; nếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì gửi giấychuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kèm tóm tắt hồ sơ bệnh án đến cơ sở khámbệnh, chữa bệnh mới.
7. Khi tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định hoặcngười bệnh có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết củangười bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, sau khi đã có sự tư vấn củangười hành nghề thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quátrình điều trị của người bệnh;
b) Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
c) Chỉ định chế độ điều trị ngoại trú trong trường hợpcần thiết;
d) Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyđịnh tại Điều 16 của Luật này;
đ) Làm giấy cho người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh,chữa bệnh.
Điều 59. Hồ sơ bệnh án
1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý;mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tạicơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong cáccơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;
b) Hồ sơ bệnh án phải được lập bằng giấy hoặc bản điệntử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;
c) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liênquan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật củapháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ítnhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ítnhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong đượclưu trữ ít nhất 20 năm;
c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử,cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chếđộ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyếtđịnh việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:
a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hànhnghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọchoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếpquản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án,thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp ytâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụnhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;
c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đượcnhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.
5. Các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi sửdụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mụcđích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 60. Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữabệnh có điều trị nội trú
1. Việc sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcó điều trị nội trú phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mụcđích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh,tình trạng bệnh của người bệnh;
c) Đúng quy định về bảo quản, cấp phát và sử dụngthuốc.
2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ,rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liềudùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giaonhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng,liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc;
b) Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ,hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãnthuốc;
c) Đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc,hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sửdụng thuốc;
d) Ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho ngườibệnh, theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, pháthiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Sau khi người bệnh dùng thuốc, người hành nghề trựctiếp điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời tai biến dodùng thuốc.
Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướngdẫn của người hành nghề và thông báo cho người hành nghề về các dấu hiệu bấtthường sau khi dùng thuốc.
Điều 61. Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa
1. Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đềuphải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh, trừ trường hợpquy định tại khoản 3 Điều này.
2. Người bệnh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1Điều 13 của Luật này, trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải đượcngười đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản.
3. Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặcngười đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệpngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầucơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoạikhoa.
Điều 62. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh,chữa bệnh
1. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Khử trùng thiết bị y tế, môi trường và xử lý chấtthải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân;
c) Vệ sinh an toàn thực phẩm;
d) Giám sát nhiễm khuẩn;
đ) Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quyđịnh của pháp luật.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tạicơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phònghộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữabệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêucầu về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn chongười bệnh và người nhà của người bệnh;
d) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn kháctheo quy định của pháp luật.
3. Người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ quy địnhcủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 63. Xử lý chất thải y tế
1. Chất thải y tế bao gồm chất thải rắn, lỏng, khí,hóa chất, phóng xạ được thải ra trong quá trình khám bệnh, chẩn đoán, điều trị,chăm sóc người bệnh và sinh hoạt của người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữabệnh.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm phânloại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật về bảovệ môi trường.
Điều 64. Giải quyết đối với người bệnh không có ngườinhận
1. Tiếp nhận và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theoquy định của Luật này.
2. Kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của ngườibệnh.
3. Thông báo ngay cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhândân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để cơ quan này thông báotìm người nhà của người bệnh trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người bệnh đã đượcđiều trị ổn định mà vẫn chưa có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thôngbáo cho cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận đối tượng này.
5. Đối với người bệnh tâm thần mà cơ sở khám bệnh,chữa bệnh không có chuyên khoa tâm thần thì chuyển người bệnh đến cơ sở khámbệnh, chữa bệnh chuyên ngành tâm thần. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngànhtâm thần có trách nhiệm tiếp nhận, chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Sau khiđiều trị ổn định mà vẫn không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thôngbáo cho cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận người bệnh.
Cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận các đốitượng theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này chậm nhất là 10 ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
6. Đối với người bệnh tử vong không có người nhận, saukhi thực hiện quy định tại Điều 65 của Luật này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnhphải chụp ảnh, lưu giữ mô để xác định danh tính, làm thủ tục khai tử theo quyđịnh của pháp luật về hộ tịch và tổ chức mai táng.
Điều 65. Giải quyết đối với người bệnh tử vong
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cấp giấy chứng tử;
b) Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi ngườibệnh tử vong;
c) Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lậphồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyênnhân tử vong;
d) Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luậtnày.
2. Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđược giải quyết như sau:
a) Đối với người có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thôngbáo cho thân nhân của hộ để tổ chức mai táng;
b) Đối với người không có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnhthông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.
Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưngkhông có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo quản thithể, chụp ảnh và thông báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơicơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở.
Trường hợp không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ vớiỦy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội trên địabàn để các cơ quan này tổ chức mai táng.
3. Việc xác định người bệnh đã tử vong và thời hạn bảo quản thi thểđược thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 66. Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này baogồm:
a) Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng,chống bệnh truyền nhiễm;
b) Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vitự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bắt buộc chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật vềhình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật này.
Điều 67. Trực khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú, cơ sở cấp cứuphải bảo đảm trực liên tục ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ.
Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú tổ chứckhám bệnh, chữa bệnh 24 giờ/ngày.
2. Trực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm trực lãnh đạo, trực lâmsàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần, bảo vệ.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Phân công người trực, quy định rõ trách nhiệm đối với từng cấp trực,người trực và chế độ trực cụ thể;
b) Bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hìnhthức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu đểkịp thời cấp cứu người bệnh;
c) Bảo đảm chế độ báo cáo trực đối với mỗi phiên trực.
Điều 68. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đạitrong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
1. Khuyến khích việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơsở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện y họccổ truyền được thực hiện như sau:
a) Sử dụng một số phương tiện kỹ thuật của y học hiện đại để phục vụchẩn đoán, đánh giá kết quả điều trị, kết quả nghiên cứu thừa kế;
b) Sử dụng một số thiết bị và thuốc y học hiện đại để phục vụ cấp cứungười bệnh, sử dụng một số thuốc thiết yếu để điều trị người bệnh.
3. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện khácđược thực hiện như sau:
a) Kết hợp phương pháp y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Sử dụng phương tiện kỹ thuật của y học hiện đại để chẩn đoán bệnh,tổ chức áp dụng, đánh giá kết quả các bài thuốc, môn thuốc, phương pháp chữabệnh của y học cổ truyền.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này và việckết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh khác.
CHƯƠNG VI
ÁP DỤNG KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP MỚI
TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 69. Kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh,chữa bệnh
Kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
1. Kỹ thuật, phương pháp được nghiên cứu tại Việt Nam hoặc nước ngoài, được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền của Việt Nam côngnhận và lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
2. Kỹ thuật, phương pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nướcngoài cho phép áp dụng nhưng lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam;
3. Kỹ thuật, phương pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépvà đã áp dụng tại Việt Nam,nhưng lần đầu tiên áp dụng tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 70. Điều kiện áp dụng kỹ thuật, phương pháp mớitrong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam
1. Có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị để có thể ápdụng kỹ thuật, phương pháp mới.
2. Được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cho phép áp dụng.
Điều 71. Thẩm quyền cho phép áp dụng kỹ thuật, phươngpháp mới
1. Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức thẩm định và cho phép cơ sở khám bệnh,chữa bệnh áp dụng lần đầu kỹ thuật, phương pháp mới quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều 69 của Luật này.
2. Giám đốc Sở Y tế tổ chức thẩm định và cho phép cơ sở khám bệnh, chữabệnh thuộc địa bàn quản lý áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới quy định tại khoản3 Điều 69 của Luật này theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
Điều 72. Hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữabệnh áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới
1. Hồ sơ đề nghị áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới bao gồm:
a) Đơn đề nghị áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới;
b) Tài liệu chứng minh tính hợp pháp, bằng chứng lâm sàng, tính hiệuquả trong khám bệnh, chữa bệnh của kỹ thuật, phương pháp mới đối với trường hợpquy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này;
c) Đề án triển khai áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới, bao gồm các nộidung chủ yếu sau: mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về cơ sở vậtchất, nhân lực, thiết bị, hiệu quả kinh tế, quy trình kỹ thuật dự kiến áp dụngvà phương án triển khai thực hiện;
d) Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận của ngườihành nghề có liên quan đến kỹ thuật, phương pháp mới;
đ) Hợp đồng do cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoàichuyển giao kỹ thuật, phương pháp mới.
2. Thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới được quy định nhưsau:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp hồ sơ đề nghị áp dụng kỹ thuật,phương pháp mới theo quy định tại khoản 1 Điều này cho Bộ Y tế hoặc Sở Y tế;
b) Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Ytế hoặc Giám đốc Sở Y tế phải tổ chức thẩm định hồ sơ và có văn bản cho phéphoặc không cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai thí điểm kỹ thuật,phương pháp mới; trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu lýdo;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai thí điểm kỹ thuật, phương phápmới đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cho phép. Quy mô triển khaithí điểm đối với từng loại kỹ thuật, phương pháp mới thực hiện theo văn bản chophép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;
d) Sau khi kết thúc giai đoạn triển khai thí điểm, cơ sở khám bệnh,chữa bệnh nộp báo cáo kết quả và quy trình kỹ thuật đã được xây dựng hoàn thiệncho Bộ Y tế hoặc Sở Y tế để thẩm định;
đ) Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả và quy trìnhkỹ thuật, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng chuyên mônthẩm định kết quả triển khai thí điểm và quy trình kỹ thuật do cơ sở khám bệnh,chữa bệnh đề xuất để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế xem xétquyết định cho phép;
e) Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản tư vấn củaHội đồng chuyên môn, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế ra quyết định chophép hoặc từ chối cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kỹ thuật,phương pháp mới và phê duyệt quy trình kỹ thuật. Đối với các quy trình kỹ thuậtgiống nhau về cả thiết bị và quy trình thực hiện thì áp dụng chung trong toànquốc; nếu khác nhau thì sẽ phải phê duyệt quy trình kỹ thuật riêng đối với từngkỹ thuật, phương pháp mới; trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bảnvà nêu lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép ápdụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh.
CHƯƠNG VII
SAI SÓT CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Mục 1
SAI SÓT CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT
TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 73. Xác định người hành nghề có sai sót hoặckhông có sai sót chuyên môn kỹ thuật
1. Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồngchuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định đã có mộttrong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;
b) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
c) Xâm phạm quyền của người bệnh.
2. Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hộiđồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:
a) Đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trìnhkhám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh;
b) Trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹthuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phụcđược hoặc bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra taibiến đối với người bệnh; các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra taibiến đối với người bệnh.
Điều 74. Thành lập hội đồng chuyên môn
1. Trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnhkhi xảy ra tai biến đối với người bệnh thì thành lập hội đồng chuyên môn để xácđịnh có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
2. Việc thành lập hội đồng chuyên môn được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu giảiquyết tranh chấp, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tự thành lậphội đồng chuyên môn hoặc nếu không tự thành lập được thì đề nghị cơ quan nhànước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp thành lập hội đồng chuyên môn;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếpphải thành lập hội đồng chuyên môn.
b) Trường hợp các bên tranh chấp không nhất trí với kết luận của hộiđồng chuyên môn quy định tại điểm a khoản này, các bên có quyền đề nghị Bộ Y tếthành lập hội đồng chuyên môn.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Y tế phảithành lập hội đồng chuyên môn.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, hội đồng chuyên mônphải họp và mời các bên liên quan đến tranh chấp tham gia một số phiên họp vàphiên kết luận.
4. Trường hợp vụ việc liên quan đến tai biến trong khám bệnh, chữa bệnhđược giải quyết theo thủ tục tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể đề nghịcơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế thành lập hội đồng chuyên môn đểxác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Điều 75. Thành phần, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụcủa hội đồng chuyên môn
1. Thành phần của hội đồng chuyên môn bao gồm:
a) Các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
b) Các chuyên gia thuộc các chuyên khoa khác có liên quan đến tai biếntrong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Luật gia hoặc luật sư.
2. Hội đồng chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể,quyết định theo đa số và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
3. Hội đồng chuyên môn căn cứ vào các quy định tại Điều 73 của Luật nàycó trách nhiệm xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
4. Kết luận của hội đồng chuyên môn là cơ sở để giải quyết tranh chấphoặc để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định giải quyết vụ việc; làcăn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đốivới người hành nghề.
5. Kết luận của hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 74 của Luật này là kết luận cuối cùng về việc có hay khôngcó sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khámbệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho ngườibệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này,doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơsở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy địnhtại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho ngườibệnh theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khámbệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra taibiến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định củapháp luật.
3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngườihành nghề không phải bồi thường thiệt hại.
Điều 77. Xác định mức bồi thường thiệt hại do sai sótchuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh
Việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 76 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 78. Bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữabệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề mua bảo hiểm tráchnhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ tại doanh nghiệpbảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh,chữa bệnh và lộ trình để tiến tới tất cả người hành nghề và cơ sở khám bệnh,chữa bệnh tham gia bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.
Mục 2
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 79. Khiếu nại, tố cáo về khám bệnh, chữa bệnh
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,hành vi hành chính về khám bệnh, chữa bệnh; việc tố cáo và giải quyết tố cáo viphạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 80. Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh
1. Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là tranh chấp liên quan đếnquyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh giữa các đối tượngsau đây:
a) Người bệnh, người đại diện của người bệnh;
b) Người hành nghề;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:
a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranhchấp;
b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởikiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là05 năm, kể từ khi sự việc xảy ra.
CHƯƠNG VIII
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM
CÔNG TÁC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 81. Hệ thống tổ chứccơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữabệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bao gồm 4 tuyến nhưsau:
a) Tuyến trung ương;
b) Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Tuyến xã, phường, thị trấn.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo, hỗtrợ về chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tuyến dưới.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuậtđối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của từng tuyến quy định tại khoản 2 và khoản3 Điều này.
Điều 82. Quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các yêucầu sau đây:
a) Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của đấtnước để xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm cơsở vật chất, thiết bị ngày càng tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bảo đảm cân đối, đồng bộ, có quy mô hợp lý, được bố trí phù hợp, tạođiều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận với các dịch vụ khámbệnh, chữa bệnh;
c) Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Căn cứ để xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh baogồm:
a) Nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, cơ cấu bệnh tật;
b) Địa giới hành chính, địa bàn dân cư, quy mô dân số;
c) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nội dung quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng điểm;
b) Hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Nguồn lực, giải pháp thực hiện, điều kiện bảo đảm.
4. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđược quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh,chữa bệnh trên toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng BộQuốc phòng;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữabệnh chuyên ngành;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh của địa phương theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
Điều 83. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
1. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng vềchuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề, kết hợp y học cổtruyền dân tộc với y học hiện đại.
2. Nhà nước miễn học phí đối với người học chuyên ngành giải phẫu bệnh,giám định pháp y, pháp y tâm thần.
Điều 84. Chế độ đối với người hành nghề
1. Người hành nghề bị mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh do tai tạn rủi ro nghềnghiệp được hưởng các chế độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong quá trình hành nghề, người hành nghề dũng cảm cứu người mà bịchết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh,hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người cócông với cách mạng.
Điều 85. Các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khámbệnh, chữa bệnh
1. Ngân sách nhà nước đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
2. Kinh phí từ nguồn chi trả chi phí sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữabệnh.
3. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Điều 86. Ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế
1. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ khámbệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân; từng bước chuyển hình thức đầu tư từ ngânsách nhà nước trực tiếp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước sanghình thức hỗ trợ cho người dân thông qua bảo hiểm y tế.
2. Ngân sách nhà nước chi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh phải đượcphân bổ công khai, minh bạch; căn cứ vào quy mô dân số, cơ cấu bệnh tật, điềukiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưutiên của Nhà nước đối với công tác khám bệnh, chữa bệnh ở vùng dân tộc thiểu sốvà vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn và công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh xã hội,bệnh dịch nguy hiểm.
Điều 87. Xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống cơ sở khámbệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoạt động không vì mụcđích lợi nhuận.
2. Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữabệnh; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia xâydựng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tưnhân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm tự chăm lo sứckhỏe, phát hiện bệnh sớm cho các thành viên trong tổ chức, gia đình và bảnthân; tham gia cấp cứu, hỗ trợ giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn, thươngtích tại cộng đồng và tham gia các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có sự huyđộng của cơ quan có thẩm quyền.
4. Nhà nước có hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhânđầu tư xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận; đónggóp, tài trợ, ủng hộ cho việc phát triển công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 88. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh.
2. Chính phủ quy định cơ chế thu, quản lý và sử dụng khoản thu từ dịchvụ khám bệnh, chữa bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khunggiá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối vớingười bệnh là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
4. Căn cứ vào khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản3 Điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối vớicơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các bộ khác; Hội đồng nhân dân cấptỉnh quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữabệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo đề nghị của Ủy bannhân dân cùng cấp.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được quyền quyết định và phảiniêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 89. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh
1. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh là quỹ xã hội, từ thiện được thànhlập và hoạt động để hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng cóhoàn cảnh khó khăn hoặc không có khả năng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnhvà các hoạt động khác phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tựnguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; việc thành lập,tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiệntheo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 90. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệu lựckể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 91. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản đượcgiao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đápứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI (Đã ký) |
Tin liên quan