TRẦM CẢM
Ngày đăng: 04/05/2024 00:05:00

- Trầm cảm là rối loạn tâm thần gây ra cảm giác chán nãn, buồn bã kéo dài từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, mối quan hệ xã hội,...

* Hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh trầm cảm, nhưng vẫn có những yếu tố nguy cơ dễ gây mắc bệnh trầm cảm hơn:

+ Di truyền: Nếu có người thân mắc bệnh trầm cảm thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

+ Môi trường: Công việc căng thẳng, áp lực kéo dài, xung đột gia đình, thất tình, thất nghiệp, làm ăn thua lỗ, mất đi người thân, phụ nữ sau sinh con,...

+ Bệnh lý: người từng bị chấn thương liên quan đến cấu trúc não, bệnh lý ác tính (ung thư,...), bệnh mạn tính,...

+ Lạm dụng chất kích thích: sử dụng thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích (Ma tuý, cần sa,...)

* Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

- Buồn bã kéo dài và hầu hết thời gian trong ngày, người mắc trầm cảm sẽ có cảm giác “trống rỗng”, “không còn tha thiết điều gì nữa”, dễ bật khóc vô cớ.

- Tự cô lập bản thân, thường muốn ở một mình, không còn muốn tiếp xúc, ít nói chuyện với người thân, tự nhốt mình trong phòng.

- Ăn uống không ngon: thường có cảm giác không muốn ăn, ăn uống ít, mất vị thức ăn, và thường dẫn đến sụt cân nhiều. Nhưng vẫn có một số trường hợp tăng cân nhanh do người mắc bệnh thèm ăn các món đồ ngọt, từ đó làm tăng cân mất kiểm soát.

- Mất sinh lực và luôn cảm thấy mệt mỏi: mặc dù không làm gì nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực, hay cạn kiệt sức lực.

- Khó tập trung trong công việc, hoặc đưa ra các quyết định quan trọng.

- Khó vào giấc ngủ, ngủ ít, hay mất ngủ kéo dài.

- Thường cảm thấy cơ thể khó chịu, bất an, bứt rứt, không thoải mái, làm cho người bệnh dễ cáu gắt, tức giận khi có người làm phiền, hay không vừa ý.

- Luôn cảm thấy bi quan trong mọi việc, thấy cuộc sống ảm đạm, suy nghĩ mọi việc một cách tiêu cực, tự buộc tội bản thân, nếu nặng hơn có thể tự làm hại bản thân và tìm đến cách tự sát.

- Dễ tìm đến rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích để làm giảm các khó chịu của cơ thể do bệnh gây ra.

* Người mắc bệnh trầm cảm cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các hậu quả nghiêm trọng.

- Bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn tìm ra vấn đề cảm xúc bạn đang mắc phải, hỗ trợ bạn tháo gỡ các vấn đề về cảm xúc và hành vi của mình, từ đó giúp bạn cải thiện được sức khoẻ tâm thần.

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ kê toa thuốc điều trị cho bạn.

Ngoài ra bạn cần:

+ Có chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. 

+ Tập thể dục đều đặn.

+ Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể.

+ Tránh thức khuya.

+ Tránh lạm dụng rượu, bia, chất kích thích,...

Nếu bạn cảm thấy có vấn đề về tâm lý, thần kinh hãy đến Bệnh viện Chuyên khoa 27 Tháng 2 gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để được tư vấn cụ thể.

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH

(Người bệnh có thể dùng điện thoại quét mã QR Code trên ảnh để Đăng ký khám bệnh)

Văn bản mới

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 21
  • Hôm nay: 524
  • Trong tuần: 3076
  • Tất cả: 1634952