1. Rượu ảnh hưởng thế nào đến não bộ?

Rượu là một chất ức chế hệ thần kinh trung ương. Khi sử dụng lâu dài hoặc quá mức sẽ gây ra các dấu hiệu như: Làm suy giảm khả năng tư duy, phán đoán, mất trí nhớ tạm thời hoặc dài hạn, tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và dễ dẫn đến nhiều rối loạn tâm thần nghiêm trọng như ảo giác, hoang tưởng, rối loạn hành vi, rối loạn ngôn ngữ
2. Các rối loạn tâm thần thường gặp do rượu

Rối loạn hoang tưởng do rượu: Người bệnh tin rằng người khác đang hại mình, theo dõi mình, có cướp đến nhà, có công an đến bắt,…
Rối loạn lo âu, trầm cảm: Tâm trạng chán nản, mất hứng thú, có ý nghĩ tiêu cực hoặc tự sát
Rối loạn ảo giác (ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác): Nghe thấy tiếng nói hoặc nhìn thấy hình ảnh không có thật, cảm thấy như có côn trùng như kiến, rắn, rết bò trên người,…
Hội chứng Korsakoff: Mất trí nhớ nặng do thiếu vitamin B1 (thường gặp ở người nghiện rượu lâu năm)
3. Dấu hiệu cảnh báo bạn cần lưu ý:

Các dấu hiệu thường xuất hiện nhiều sau khi bệnh nhân đột ngột ngưng sử dụng rượu trong vài ngày.
Mất kiểm soát cảm xúc, dễ nổi giận hoặc trầm lặng sợ hãi một cách bất thường
Hành vi kỳ lạ, lặp đi lặp lại
Nhớ trước quên sau, hay nhầm lẫn, rối loạn định hướng
Nghe, thấy hoặc cảm nhận những điều không có thật
Có ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc người khác
4. Lời khuyên từ chuyên gia tâm thần
Không tiếp tục sử dụng rượu bia.
Tham vấn bác sĩ tâm thần hoặc tâm lý nếu thấy có dấu hiệu bất thường sau khi dùng rượu
Tham gia các chương trình cai nghiện rượu khi cảm thấy không thể tự kiểm soát
Bổ sung vitamin B1, ăn uống đầy đủ chất để hỗ trợ hệ thần kinh
Cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị nội trú nếu có các dấu hiệu mất kiểm soát ở bệnh nhân (như ảo giác, hoang tưởng, tự gây hại bản thân hay người khác nhiều,…)
Nguồn ảnh: Sưu tầm.