Sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nguyên nhân Sa sút trí tuệ thường do các bệnh lý như Alzheimer, bệnh mạch máu não hoặc tổn thương não gây ra.
🌼 Nhận biết sớm các dấu hiệu của Sa sút trí tuệ giúp can thiệp kịp thời, như:
- Suy giảm trí nhớ: Quên các sự kiện gần đây, đặt đồ vật ở nơi không nhớ, hỏi lại cùng một câu hỏi nhiều lần.
- Khó khăn trong ngôn ngữ: Quên từ ngữ quen thuộc, khó diễn đạt ý tưởng.
- Rối loạn nhận thức không gian: Lạc đường, không nhận ra nơi quen thuộc.
- Giảm khả năng phán đoán: Quyết định sai lầm, thiếu khả năng lập kế hoạch.
- Thay đổi hành vi và tính cách: Trở nên dễ cáu, lo lắng hoặc thờ ơ.
🌼 Chăm sóc người bệnh
- Tạo môi trường an toàn: Loại bỏ vật dụng nguy hiểm, không để người bệnh đi ra ngoài một mình, dán thông tin liên lạc lên áo hoặc đeo vòng tay cho người bệnh.
- Dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp chế độ ăn cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất.
- Khuyến khích vận động: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.
- Giữ tinh thần thoải mái: Tạo không khí vui vẻ, tránh căng thẳng, thường xuyên trò chuyện với người bệnh.
- Hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày: Giúp đỡ trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân khi cần thiết.
🌼 Để phòng ngừa nguy cơ mắc sa sút trí tuệ, người cao tuổi nên:
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện tuần hoàn máu và chức năng não.
- Duy trì hoạt động trí óc: Đọc sách, chơi cờ, học kỹ năng mới.
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu omega-3, vitamin B, E.
- Ngủ đủ giấc: Giúp não bộ phục hồi và hoạt động hiệu quả.
- Tạo mối quan hệ xã hội: Tham gia các hoạt động cộng đồng, duy trì giao tiếp
Nếu nghi ngờ người thân mắc bệnh sa sút trí tuệ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần - Bệnh viện chuyên khoa 27 tháng 2 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
KHOA TÂM THẦN – BVCK27.2