NGÀY THẾ GIỚI NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ
Ngày đăng: 02/04/2025 13:04:30

Ngày 2/4 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về hội chứng này, giúp người bệnh tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị và hòa nhập cộng đồng.

Bệnh tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và hành vi. Tự kỷ thường xuất hiện từ khi còn nhỏ và kéo dài suốt đời.

Hiện nay, chưa có nguyên nhân chính xác gây ra tự kỷ, nhưng một số yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc tự kỷ bao gồm:

- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị tự kỷ, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Yếu tố môi trường: Nhiễm virus, tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc biến chứng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ.

- Bệnh lý thần kinh: dị tật ở não, động kinh,...

Dấu Hiệu Nhận Biết Tự Kỷ:

Các dấu hiệu của tự kỷ thường xuất hiện từ rất sớm (khoảng 12-24 tháng tuổi), nhưng mức độ có thể khác nhau ở mỗi người. Một số biểu hiện phổ biến:

  • Ngại giao tiếp
  • Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt
  • Hiếu động hoặc bị động thái quá.
  • Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp.
  • Thực hiện các hành vi lặp lại như vỗ tay, xoay tròn, lắc lư
  • Vận động chậm chạp.
  • Không thích chơi với trẻ khác, thích ở một mình

Mức độ ảnh hưởng của tự kỷ rất khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể tự lập trong cuộc sống, trong khi số khác cần sự hỗ trợ suốt đời. Việc can thiệp sớm và giáo dục phù hợp giúp người tự kỷ phát triển tối đa khả năng của mình.

Thông tin mới nhất

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH

(Người bệnh có thể dùng điện thoại quét mã QR Code trên ảnh để Đăng ký khám bệnh)

Văn bản mới

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 9
  • Hôm nay: 193
  • Trong tuần: 2855
  • Tất cả: 1718753