Bệnh loét giác mạc do hành tím, đặc biệt phổ biến ở những người làm nông nghiệp, đặc biệt là ở vùng trồng hành tím, là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh thường xuất hiện do các tác nhân như nấm mốc trong hành tím, bụi bẩn hoặc các tổn thương cơ học khi tiếp xúc với hành trong quá trình canh tác.
Việc hiểu rõ về bệnh viêm loét giác mạc do hành tím giúp người dân phòng tránh được bệnh, giúp giảm biến chứng mù lòa do bệnh gây ra.

Nguyên nhân:
- Tác nhân sinh học:
Nấm mốc có thể phát triển trên hành tím và gây nhiễm trùng giác mạc.
- Tác nhân cơ học:
Bụi bẩn, đất cát khi làm đất, cắt tỉa hành có thể gây tổn thương giác mạc.
- Tác nhân hóa học:
Các chất trong hành tím như tinh dầu, có thể gây kích ứng và viêm giác mạc.
Triệu chứng:
Đau nhức mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
Mắt sưng, đỏ.
Giác mạc mất độ trong, xuất hiện các vết loét.
Mờ mắt, giảm thị lực.
Phòng tránh:
Đeo kính bảo hộ khi làm việc với hành tím để tránh bụi bẩn và hóa chất tiếp xúc với mắt.
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi làm việc với hành.
Giữ vệ sinh mắt, tránh dụi mắt.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường ở mắt, cần đi khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế.
Điều trị:
Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt.
Dùng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp nặng, có thể cần phải nạo vét vùng loét, ghép giác mạc.
Lưu ý:
Viêm loét giác mạc do hành tím có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Bệnh thường gặp ở những người có thói quen tự điều trị tại nhà, không đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các biến chứng.
KHOA MẮT-BVCK27/2