THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Ngày đăng: 14/07/2021 00:07:00

Nội dung: — Tổng quan về các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp. — Một số lưu ý về chống chỉ định và thuốc gây tăng huyết áp — Thuốc huyết áp sử dụng tại đơn vị

I. Tổng quan về các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

1) Nhóm thuốc ức chế men chuyển  ACEI

* Vai trò của ACEI trong điều trị THA

- ACEI là chỉ định đầu tay trong phần lớn bệnh nhân THA.

- ACEI được khuyến cáo trong các trường hợp: BN THA mắc đái tháo đường,

- ACEI là lựa chọn đầu tay không có tác dụng phụ lên chuyển hóa glucose, có tác dụng làm giảm protein niệu, làm tăng sự hấp thụ glucose thông qua vai trò của insulin.

- ACEI là chi định đầu tay trong THA mắc kèm CKD (Bệnh thận mạn tính) vì có chức năng bảo vệ thận

* Tác dụng phụ:

a) Ho khan: là tác dụng phụ phổ biến nhất (chiếm 5%-15% trường hợp) khi sử dụng liều kéo dài, ít phụ thuộc liều.  

- Ho kéo dài, thường về đêm, gây khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt với đối tượng người cao tuổi, thường giảm hoặc mất đi khi bệnh nhân ngừng thuốc.

F Xử lí: thay thế bằng ARB.

 b) Hạ huyết áp khi dùng liều khởi đầu: Sự hạ HA này có thể chỉ nhẹ, thoáng qua, cũng có thể mạnh, kéo dài với một số người, đặc biệt là ở người: suy tim, suy thận, dùng kèm thuốc lợi tiểu, đang dùng chế độ ăn giới hạn muối, đang thẩm tách, bị tiêu chảy, nôn mửa.

F Xử lí:

- Bắt đầu từ liều thấp và điều chỉnh liều từ từ.

- Liều đầu tiên nên uống vào buổi tối, các liều về sau chuyển sang buổi sang.

c) Tăng kali huyết: nguy hiểm ở bệnh nhân suy thận. Cần thận trọng ở những bệnh nhân được kê đơn với thuốc lợi tiểu giữ Kali.

F Xử lí: theo dõi điện giải đồ.

2)  Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin – ARB (loartan 50 mg)

* Vai trò của ARB  trong điều trị THA

- Hiệu quả tương đương với ACEI.

- ARB/ ACEI là chỉ định đầu tay trong phần lớn bệnh nhân THA, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân THA mắc kèm đái tháo đường, bệnh thận mạn.

- Nếu bệnh nhân không dung nạp với ACEI (ho khan, phù mạch), ARB có thể dung để thay thế ACEI.

* Tác dụng phụ

- Tăng kali máu

- Phù mạch (rất hiếm)

- Độc tính thai nhi

3) Nhóm chẹn beta giao cảm

* Phân loại nhóm thuốc chẹn Beta giao cảm

a) Thế hệ I

- Chẹn β không chọn lọc : propranolol, timolol, nadolol

 b) Thế hệ 2

- Chẹn β chọn lọc trên receptor β1 ở tim: metoprolol, bisoprolol, atenolol...

 c) Thế hệ 3

- Chẹn  có hoạt tính giãn mạch: labetalol, carvedilol, nebivolol

 * Lưu ý khi sử dụng:

          - Thuốc có tính chọn lọc nhìn chung  an toàn hơn thuốc không chọn lọc ở      bệnh nhân hen, COPD, ĐTĐ, bệnh mạch máu ngoại biên.

- Tính chọn lọc phụ thuộc liều:

          + Liều thấp: tính chọn lọc cao

+ Liều cao: tính chọn lọc giảm/mất

          - Không nên sử dụng BB ở những bệnh nhân mắc hen phế quản hay co thắt phế quản mạn tính hoặc khí phế thủng.

          - Thận trọng ở BN đái tháo đường

Một số tác giả đề nghị chẹn beta chỉ nên sử dụng trong những trường hợp THA có chỉ định bắt buộc chẹn beta: THA có kèm động mạch vành, THA có kèm suy tim, THA có kèm loạn nhịp nhanh, THA trên phụ nữ có thai, THA kèm tăng nhãn áp.

4) Nhóm thuốc chẹn kênh calcium - CCB

- CCB, đặc biệt là các DHP tác dụng kéo dài là chỉ định phổ biến và thích hợp cho việc kiểm soát THA ở tất cả các giai đoạn. Phối hợp giữa CCB và ACEI được chứng minh là có hiệu quả.

- Bệnh nhân THA nghiêm trọng, độ II, III, đòi hỏi cần phối hợp thuốc trong đó có thể có CCB, ngoại trừ bệnh nhân bị rối loạn thất trái.

- Ở bệnh nhân suy thận có protein niệu (không mắc đái tháo đường), nếu ACEI bị chống chỉ định hay kém hiệu quả, non-DHP có thể được sử dụng.

 5) Nhóm thuốc lợi tiểu thiazide

* Vai trò của thuốc lợi tiểu Thiazide trong điều trị THA

- Lợi tiểu thiazide là chỉ định đầu tay trong điều trị tăng huyết áp.

- Được chứng minh làm giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong.

- Phối hợp được với nhiều thuốc điều trị THA khác và có sẵn ở dạng chế phẩm phối hợp cố định liều à Tăng tuân thủ điều trị.

  * Tác dụng phụ:

- Rối loạn điện giải

- Tăng acid uric huyết, tăng cholesterol và triglyceride.

- Kháng insulin hoặc không dung nạp glucose đều có thể xảy ra.

- Dị ứng (do cấu trúc có nhóm sulfonamide), nhiễm kiềm, giảm thể tích máu

II. Một số lưu ý về chống chỉ định và thuốc có nguy cơ gây tăng huyết áp

1)    Các chống chỉ định của các nhóm thuốc hạ huyết áp

Nhóm thuốc

Các chống chỉ định

Bắt buộc

Tương đối

Lợi tiểu

(thiazides/ thiazides-like như

chlorthalidone, indapamide)

Gút

Hội chứng chuyển hóa

Không dung nạp glucose

Mang thai

Tăng canxi máu, Hạ kali máu

Chẹn bêta

Hen

Block xoang nhĩ hoặc AV cao độ

Nhịp tim chậm (<60l/p)

Hội chứng chuyển hóa

Không dung nạp glucose

Vận động viên

Chẹn kênh canxi DHP

(dihydropyridines)

 

Nhịp tim nhanh

Suy tim (EF giảm, độ III,IV)

Phù chân nặng trước đó

Chẹn kênh canxi Non DHP

(verapamil, diltiazem)

 

Bloc xoang nhĩ hoặc AV cao độ

Rối loạn chức năng thất trái LVEF < 40%

Nhịp tim chậm (<60l/p)

 

Ức chế men chuyển

Mang thai; Tiền sử có phù mạch

Tăng kali máu

(>5,5mmol/L)

Teo hẹp động mạch thận hai bên

 

Phụ nữ đang cho con bú khi không có biện pháp ngừa thai tin cậy

Chẹn thụ thể Angiotensin

Mang thai

Tăng kali máu

Hẹp động mạch thận hai bên

Phụ nữ đang cho con bú khi không có biện pháp ngừa thai tin cậy

Đối kháng thụ thể

Mineralcorticoid

Suy thận cấp hoặc nặng (eGFR < 30 ml/phút)

Tăng kali máu.

 

 

2) Thuốc có nguy cơ gây tăng huyết áp

* Các thuốc gây giữ thể tích dịch

- Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

- Các corticosteroid

- Estrogen

*Các thuốc hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm

- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc ức chế men monoamine oxidase MAOI (phenelzin, traylcypromin), các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrine (SNRI)

- Caffein

- Thuốc điều trị nghẹt mũi (phenylephrine, pseudoephedrine)

- Thuốc kích thích (atomoxetin, dextroamphetamin, diethylpropion, methylphenidate, phentermine): Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (Thuốc ADHD), thuốc giảm cân

* Các thuốc gây co mạch trực tiếp

- Thuốc ức chế calcineurin (cyclosporine, tacrolimus)

- Thuốc ức chế yếu tố tăng sinh nội mạch (bevacizumab, sorafenib)

* Các tác nhân khác

- Rượu

- Thực phẩm bổ sung

- Erythropoietin

- Thuốc gây tê và thuốc gây nghiện

III. Thuốc huyết áp sử dụng tại đơn vị

1) CARDILOPIN (AMLODIPINE 5 MG): nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 6-12 giờ

- Tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều phải phù hợp cho từng người bệnh.

- Khởi đầu với liều bình thường là: 2,5 - 5 mg/lần/ngày.

- Liều có thể tăng dần, cách nhau từ 7 - 14 ngày cho đến 10 mg/lần/ngày.

- Trên bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Nên dùng liều khởi đầu thấp hơn (2,5 mg/lần/ngày).

- Trẻ em ≥ 6 tuổi: Liều thông thường có hiệu quả là 2,5 - 5 mg/lần/ ngày. Chưa xác định được an toàn và hiệu quả với liều vượt quá 5 mg/ngày

* Chống chỉ định:

+ Quá mẫn thành phần của thuốc

+ Trẻ em (do có ít kinh nghiệm trên lâm sàng).

+ Đau thắt ngực không ổn định.

+ Hẹp động mạch chủ có biểu hiện lâm sàng

+ Ở động vật thực nghiệm, thuốc chẹn kênh calci có thể gây quái thai, dị tật xương. Vì vậy, tránh dùng amlodipin cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ

+ Chưa có thông báo nào đánh giá sự tích lũy của amlodipin trong sữa mẹ, không nên sử dụng thuốc trên phụ nữ đang cho con bú

2) LOSARTAN (Losartan kali 50 mg): nồng độ đỉnh trung bình của Losartan đạt trong vòng 1 giờ, và chất chuyển hóa có hoạt tính trong vòng 3 – 4 giờ.

- Liều khởi đầu của losartan thường dùng cho người lớn là 50 mg mỗi ngày; có thể dùng liều khởi đầu thấp hơn (thí dụ 25 mg mỗi ngày) cho người bệnh có khả năng mất dịch trong lòng mạch, kể cả người đang dùng thuốc lợi tiểu, hoặc suy gan.

- Liều duy trì thông thường là 25 - 100 mg, uống một lần hoặc chia làm 2 lần mỗi ngày. Không cần phải thay đổi liều cho người bệnh cao tuổi hoặc người suy thận, kể cả người đang thẩm phân máu.

- Nếu không kiểm soát được huyết áp với liều đã dùng, thì cách 1 - 2 tháng một lần phải điều chỉnh liều lượng thuốc chống tăng huyết áp

- Nếu dùng losartan đơn độc mà không kiểm soát được huyết áp, có thể thêm thuốc lợi tiểu liều thấp. Hydroclorothiazid chứng tỏ có tác dụng cộng lực

- Có thể dùng losartan cùng với các thuốc chống tăng huyết áp khác

- Không được phối hợp losartan với các thuốc lợi tiểu giữ kali, do nguy cơ tăng kali huyết

- Trẻ em trên 6 tuổi: Liều khởi đầu 0,7 mg/kg/lần/ngày, liều tối đa 50 mg/lần/ngày

- Điều trị suy tim: Bệnh nhân trên 60 tuổi, liều khởi đầu 12,5 mg/lần/ngày. Nếu chưa thấy đáp ứng thì tăng gấp đôi liều sau mỗi tuần đến liều duy trì 50 mg/lần/ngày

- Điều trị bệnh thận do đái tháo đường: 50 mg/lần/ngày có thể tăng đến 100 mg/lần/ngày tùy theo huyết áp.

* Chống chỉ định: Mang thai, suy gan nặng. Suy thận: Creatinin máu ³ 250 mmol/lít hoặc kali huyết ³ 5 mmol/lít hoặc hệ số thanh thải creatinin £ 30 ml/phút.

3) ENALAPRIL 5 MG:

- Điều trị tăng huyết áp: khởi đầu: 2,5 – 5 mg/ngày, liều duy trì: 10 – 20 mg/ngày.

- Nếu bệnh nhân đang điều trị thuốc lợi tiểu, nên ngừng thuốc lợi tiểu 2 – 3 ngày trước khi bắt đầu điều trị với Enalapril

- Điều trị suy tim hoặc rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng:

+ Liều khởi đầu: 2,5 mg/ngày

+ Liều duy trì: 20 mg/ngày, chia 1 hoặc 2 lần

- Chống chỉ định:

+ Phù mạch khi mới bắt đầu điều trị như các chất ức chế ACE nói chung.

+ Hẹp động mạch thận hai bên thận hoặc hẹp động mạch thận ở người có thận đơn độc (một thận).

+ Hẹp van động mạch chủ, và bệnh cơ tim tắc nghẽn nặng.

+ Hạ huyết áp có trước.

4) BISOPLUS HCT 5/12,5 (Bisoprolol fumarate 5mg, Hydrochlorothiazide 12,5mg): nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 2 – 4 giờ.

- Người lớn: liều thường dùng là 1 viên / ngày, khi cần thiết liều có thể được tăng lên 2 viên / ngày.

- Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan: nên giảm liều

- Chống chỉ định:

+ Bệnh nhân suy tim chưa được điều trị hoặc suy tim mất bù, sốc tim, block xoang nhĩ, block nhĩ thất độ 2 hoặc 3, nhịp tim chậm rõ rệt (nhịp tim < 60 nhịp/phút), nhồi máu cơ tim cấp, hen suyễn nặng, suy thận hoặc suy gan nặng, bệnh Addison.

+ Bệnh nhân quá mẫn với bisoprolol hoặc thiazid hoặc sulphonamid hay với bất kì thành phần nào của thuốc.

5) CAPTOPRIL 25 MG (nồng độ đỉnh của thuốc trong máu đạt được sau khi uống 1 giờ)

Tăng huyết áp:

+ Liều thường dùng: 25 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày. Liều ban đầu có thể thấp hơn (6,25 mg/lần, 2 lần/ngày đến 12,5 mg/lần, 3 lần/ngày) cũng có thể có hiệu quả, đặc biệt ở người đang dùng thuốc lợi tiểu.

+ Nếu huyết áp không kiểm soát được sau 1 - 2 tuần, có thể tăng liều tới 50 mg/lần, ngày uống 2 hoặc 3 lầnThường không cần thiết vượt quá 150 mg/ngày. Lúc đó, có thể cho thêm thuốc lợi tiểu thiazid liều thấp (thí dụ 15 mg hydroclorothiazid mỗi ngày).

Cơn tăng huyết áp:(Huyết áp tăng nhanh, tăng huyết áp ác tính)

+ Ở người lớn: Mục đích đầu tiên là giảm huyết áp động mạch trung bình không quá 25% trong vài phút tới 1 giờ, tiếp theo giảm thêm nếu ổn định ở 160/100 tới 110 mmHg trong 2 - 6 giờ sau, tránh giảm huyết áp quá mức có thể gây thiếu máu cục bộ ở thận, não hoặc động mạch vành.

+ Liều: 25 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày. Nếu cần, có thể tăng liều cách nhau 24 giờ hoặc sớm hơn, cho tới đạt được huyết áp tối ưu hoặc tới liều 450 mg/ngày. Có thể dùng thêm thuốc lợi tiểu furosermid.

Đối với suy thận:

Hệ số thanh thải

Creatinin ml/phút/m

Liều ban đầu

Mg/ ngày

Nếu chưa đạt tác dụng

sau 2 tuần

< 50

12,5 mg x3

25 mg x 3

< 20

6,25 mg x 3

12,5 mg x3

* Chống chỉ định:

+ Tiền sử phù mạch, mẫn cảm với thuốc, sau nhồi máu cơ tim (nếu huyết động không ổn định).

+ Hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận ở thận độc nhất

+ Hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van 2 lá, bệnh cơ tim tắc nghẽn nặng

+ Sử dụng captopril hoặc các chất ức chế ACE khác trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây thương tổn thai nhi hay trẻ sơ sinh (hạ huyết áp, giảm sản xương sọ, suy thận, tử vong). Ít nước ối, dị dạng sọ mặt, giảm sản phổi, sinh non, thai già tháng, còn ống động mạch có thể xảy ra. Vì vậy, không được dùng captopril trong thời kỳ mang thai.

+ Captopril bài tiết vào sữa mẹ (khoảng 1%), gây nhiều tác dụng có hại cho trẻ bú sữa mẹ, vì vậy cần cân nhắc ngừng cho con bú hay ngừng thuốc, phải tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với mẹ

 

(Tài liệu tham khảo: tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nhịp cầu DLS, Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp)

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH

(Người bệnh có thể dùng điện thoại quét mã QR Code trên ảnh để Đăng ký khám bệnh)

Văn bản mới

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 108
  • Trong tuần: 3327
  • Tất cả: 1635203